Trong quá trình nuôi và huấn luyện, gà bị nấm chân là tình trạng xảy ra rất phổ biến. Dù bệnh lý này không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng sẽ để lại nhiều biến chứng nếu không được điều trị đúng cách. Để có thêm kiến thức về vấn đề này, anh em hãy tham khảo thông tin trong bài viết của Mickawall com nhé!
Nguyên nhân gà bị nấm chân
Nấm chân hay nấm vảy chân là bệnh lý rất phổ biến ở gà chọi hiện nay. Đây là bệnh ngoài da khiến chiến kê mất ngủ liên tục do ngứa ngáy. Đặc biệt, nếu không được chữa trị kịp thời, phần thịt sẽ bị tróc lở và mềm nhũn.
Nguyên nhân khiến gà đá bị nấm chân hiện nay có thể là do:
Do đá gà
Sức khỏe của chiến kê sẽ bị ảnh hưởng sau mỗi kỳ vần hơi, vần đòn. Bên cạnh đó, cụm bàn chân dễ bị sưng lên và khi không được chăm sóc đúng cách sẽ hình thành vảy nấm chân. Nguyên nhân có thể là do:
- Sau khi đi đá về, chiến kê không được cho ngâm chân.
- Chiến kê khi đá tiếp đất với kỹ thuật không đúng chuẩn nên bàn chân bị tổn thương.
- Gà đá sau khi chiến đấu bị thương nhưng không được xử lý vết thương đúng cách.
- Bị vi khuẩn xâm nhập hoặc chiến kê bị lạnh chân.
Gà đá bị lậu đế
Lậu chân đế hay lậu đế chính là nguyên nhân khiến chân gà bị vỡ đế, nứt đế hoặc thối đế. Nếu ở thể nhẹ, chân gà sẽ bị chai sần; còn nếu nặng, sẽ lở loét toàn bộ hoặc một phần đế. Bệnh lý này có thể do chiến kê tiếp đất quá mạnh trong quá trình chiến đấu hoặc đâm phải các vật sắc nhọn.
Gà bị viêm dịch nhiễm trùng
Gà bị nấm chân cũng có thể là do bệnh viêm dịch nhiễm trùng toàn thân gây ra. Khi mắc bệnh, gà đá sẽ trở nên kém ăn và mệt mỏi. Nguyên nhân của bệnh này là do nhiễm khuẩn E.coli.
Trong một số trường hợp, gà mắc viêm dịch nhiễm trùng toàn thân có thể tự hồi phục. Tuy nhiên, thông thường nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, gà chọi sẽ chết sau khoảng 5 ngày nhiễm bệnh.
Gà bị nấm chân bởi mắc bệnh bạch lỵ
Trong giai đoạn úm, gà con rất dễ mắc bệnh bạch lỵ. Do đó, sư kê cần đặc biệt chú ý trong quá trình này. Bạch lỵ là bệnh di truyền từ mẹ sang con và do vi khuẩn gây nên. Gà chọi mắc bệnh này sẽ bị nấm chân, tiêu chảy, kém ăn, ủ rũ và đi phân trắng xanh ngay từ sau khi nở. Ngoài ra, tình trạng này cũng phổ biến ở những vật nuôi dưới 14 ngày tuổi.
Dấu hiệu nhận biết gà bị nấm chân
Trong quá trình huấn luyện và chăm sóc gà chọi, nấm chân không phải tình trạng hiếm gặp. Khi nhiễm bệnh, chiến kê sẽ xuất hiện các đốm hồng, đỏ ở chân. Sau đó, những vết này sẽ sưng, phồng rộp lên và lan rộng ra theo thời gian. Cuối cùng, chúng sẽ gây lở loét và bong tróc da. Đặc biệt, phần thịt bên trong vết thương sẽ giống như đang hoại tử và bị nhũn ra.
Gà đá khi bị nhiễm nấm chân luôn trong trạng thái khó chịu, ngứa ngáy và mất ngủ. Bệnh lý này còn tạo nên môi trường thuận lợi để các chứng bệnh bội nhiễm khác phát triển. Do đó, gà bị nấm chân cần được chữa trị kịp thời để tránh gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến tính mạng và khả năng chiến đấu.
Cách điều trị gà đá bị nấm chân hiệu quả nhất
Gà bị nấm chân không phải là bệnh lý phức tạp nên sư kê có thể tự điều trị một cách đơn giản khi phát hiện kịp thời. Sau đây là một số phương pháp anh em có thể tham khảo và áp dụng:
- Cách 1: Sử dụng thuốc bôi mốc Thái kết hợp với thuốc uống điều trị mốc Thái. Tuy nhiên, khi bôi thuốc lên vùng vết thương trong khoảng 10 ngày, bạn cần vệ sinh thật kỹ lưỡng và nhốt gà ở khu vực sạch sẽ để tránh nhiễm khuẩn.
- Cách 2: Sử dụng KETOCONAZOLE 200mg Celltrion mua ở hiệu thuốc để pha ra cho gà uống. Mỗi ngày sử dụng 1 viên và dùng liên tục trong vòng 3 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Trong quá trình điều trị, anh em cần để gà chọi nghỉ ngơi ở khu vực sạch sẽ. Ngoài ra, cần tách riêng gà nhiễm bệnh khỏi những con không nhiễm bệnh để tránh lây lan. Chuồng nhốt gà cần lót vải hoặc mút thấm nước để đảm bảo khô ráo và giúp gà đá không bị đau khi đứng lên.
Cách phòng bệnh bệnh gà bị nấm chân
Bên cạnh việc điều trị, phòng bệnh cũng là vấn đề mà sư kê cần đặc biệt lưu ý. Theo đó, anh em cần phải vệ sinh chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi thật sạch sẽ và thường xuyên. Kết hợp với đó là chế độ tập luyện, chăm sóc và dinh dưỡng đảm bảo, chuẩn khoa học.
Ngoài ra, để chiến kê có sức đề kháng tốt nhất, anh em cần tuân thủ lịch tiêm phòng của thú y. Có như vậy, tình trạng gà bị nấm chân mới được phòng ngừa và đẩy lùi một cách hiệu quả nhất.
Kết luận
Nhìn chung, gà bị nấm chân không phải bệnh lý quá nguy hiểm. Chỉ cần sư kê nhận biết kịp thời và điều trị đúng cách thì chiến kê sẽ có thể bình phục nhanh chóng mà không ảnh hưởng đến sức khỏe hay khả năng chiến đấu. Hy vọng với những thông tin chúng tôi chia sẻ, anh em đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích. Chúc anh em thành công!